Nguyên lý linh kiện điện tử công suất căn bản

  • 09/03/2018
  • 580
  • 0

Câu hỏi 1: Để IC hoạt động cần gì?

Trả lời:

Để IC dao động nguồn dao động, hoạt động cụ thể ở đây là IC UC3842 trước tiên  :

- Có nguồn cấp cho chân 7( >16V)
- Đầu tiên IC sẽ lấy nguồn từ nguồn đầu vào, điện áp cung cấp sau chỉnh lưu là 310V. Qua trở phân áp, rồi zenner gim áp, tụ lọc 10uF25V. IC UC3842 sẽ phát xung đầu tiên, kích cho biến áp phát xung.
- Sau quá trình khởi động, IC sẽ sử dụng nguồn nuôi từ cuộn tự cấp của biến áp.

Câu hỏi 2: Đèn công suất có chức năng gì trong nguồn xung?

Trả lời:

- Trong các nguồn xung,đèn công suất có nhiệm vụ đóng mở để tạo ra xung điện và từ đó xung điện được lọc thành điện áp một chiều bằng tụ điện và diode xung, có thể kết hợp thêm cuộn lọc.
- Khi thay đổi tần số đóng cắt, hoặc thay đổi độ rộng xung của đèn công suất, ta sẽ thu được điện áp ra thay đổi theo ý muốn.

Câu hỏi 3: Nguồn xung có ưu nhược điểm gì so với nguồn tuyến tính ?

Trả lời:

* Ưu điểm:

- Nguồn xung đáp ứng công suất lớn hơn, đáp ứng dòng điện ra lớn hơn nhiều so với nguồn tuyến tính.
- Hiệu suất sử dụng công suất tốt hơn, tổn hao năng lượng trên nguồn xung nhỏ hơn nhiều so với nguồn tuyến tính.
- Với cùng một công suất như nhau thì nguồn xung có kích thước gọn nhẹ hơn.

*Nhược điểm:

- Do hoạt động ở chế độ xung, thời gian đóng ngắt của đèn rất ngắn và dòng đi qua đèn rất lớn nên nguồn xung dễ bị chết Mosfet.
- Nguồn xung có cấu trúc mạch phức tạp hơn nguồn tuyến tính

Câu hỏi 4: Diode đấu song song với cực D-S của Mosfet bên dưới nguồn xung có tác dụng gì?

Trả lời:

* Diot đấu song song với cực D-S của Mosfet dưới có tác dụng cắt bỏ phần xung âm do sự nạp xả của cuộn dây tạo ra. Nếu phần xung âm này không được cắt bỏ chúng sẽ đi ra phía sau và đi qua tụ lọc và lúc này tụ lọc trở thành tụ dẫn điện nên dòng điện đưa ra bị đoản mạch.

Câu hỏi 5: Cuộn dây đấu từ điểm giữa hai đèn công suất đến đầu ra điện áp có tác dụng gì?

Trả lời:

*Cuộn dây kết hợp với tụ điện hình thành nên mạch lọc LC lọc cho xung điện( chỉ có pha dương) trở thành điện áp một chiều bằng phẳng khác với điện trở là cuộn dây có điện trở thuần rất nhỏ nên cho phép dòng diện DC đi qua rất lớn, đáp ứng được dòng tải.

Câu hỏi 6: Chân FB của IC dao động có tác dụng gì?

Trả lời:

- Chân FB nhận điện áp hồi tiếp từ điện áp ra rồi đưa về mạch so sánh để từ đó điều chỉnh độ rộng của các xung điện, thay đổi thời gian ngắt mở của các đèn công suất
nhằm giữ cho điện áp ra ổn định.
- Khi điện áp ra tăng⇒ điện áp chân FB tăng⇒ IC sẽ điều chỉnh để cho thời gian của xung dương ngắn lại, thời gian của xung âm tăng lên và từ đó điện áp ra giảm xuống.

Câu hỏi 7: Tụ điện lọc sau cuộn dây có tác dụng gì?

Trả lời:

Tụ điện kết hợp với cuộn dây hình thành nên mạch lọc, lọc cho điện áp ra bằng phẳng. Nếu không có tụ lọc thì điện áp ra sẽ có dạng hình răng cưa; nếu tụ lọc không đủ điện dung cần thiết thì điện áp ra sẽ có gợn xoay chiều.

Câu hỏi 8: Tụ điện lọc nguồn cho cuộn tự cấp biến áp có quan trọng không, có tác dụng gì?

 Trả lời:

Tụ điện lọc cho cuộn tự cấp rất quan trọng. Nguồn cấp cho IC dao động phải ổn định, thì xung phát ra mới đều.
Trong trường hợp tụ điện cạn dung lượng thì sẽ xảy ra hiện tượng nấc, nguồn bấp bênh.
Trong trường hợp tụ điện dung lượng quá lớn, nguồn sẽ khởi động chậm.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây